LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN (PII)

2023-04-25 16:05:03

LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN (PII)

4. Thời kỳ Trung thế

 

Thời kỳ Kamakura: kéo dài từ năm 1185 đến năm 1333.

 

Minamoto-no-Yoritomo được bổ nhiệm làm Chinh di Đại Tướng quân. Mạc phủ ở Kamakura được thiết lập.

Phát triển nông nghiệp nhờ sử dụng súc vật kéo. Thu hoạch vụ mùa nửa năm một lần.

Bổ nhiệm chức vụ "thủ hộ" và "địa đầu". Giáo phái Phật giáo Jodo phát triển. Giáo phái Thiền tông du nhập từ Trung Quốc.

Sau cái chết của Yoritomo, gia đình Hojo trở thành các quan nhiếp chính trong chế độ Mạc phủ.

Dòng dõi Minamoto chẳng bao lâu kết thúc, nhưng gia đình Hojo vẫn tiếp tục làm các quan nhiếp chính, kiểm soát cả các Thiên hoàng lẫn các Chinh di Đại Tướng quân. 

Vào giai đoạn cuối của thời kỳ này, Thiên hoàng Hậu Đề Hồ nhanh chóng khôi phục lại luật lệ Hoàng gia nhưng thất bại trong việc đạt được quyền kiểm soát thích đáng và bị lật đổ bởi người trước đó đã từng giúp ông là Ashikaga Takauji - người đã đưa Thiên hoàng Quang Minh lên ngôi, thay thế Thiên hoàng Hậu Đề Hồ.

Thiên hoàng Hậu Đề Hồ bỏ trốn và lập ra một triều đình ở Yoshino kình địch với triều đình Quang Minh ở kinh đô Kyoto. Hai triều đình, Bắc và Nam, sau đó tiếp tục tồn tại trong 57 năm.

Năm 1272 và 1281, quân Mông Cổ hai lần tấn công Nhật Bản.

 

Những thành tựu nổi bật của Mạc phủ Kamakura - Nguyễn Triều Viễn Ý - Tìm hiểu Nhật ngữ - nguyentrieuvieny.com

 

Thời kỳ Nam Bắc Triều Tiên: kéo dài từ năm 1336 đến năm 1392.

 

Dù thành công trong nỗ lực chống quân Nguyên Mông giai đoạn trước, nhưng cuộc chiến với đối phương không cân sức đến từ lục địa đã đẩy đất nước tới những khó khăn và phân rã sau này.

Khi phải giải quyết những vấn đề của giai đoạn hậu chiến. Lòng dân ly tán, triều đình phân liệt.

Bắc triều do Ashikaga Takauji thành lập ở Kyoto. Nam triều do Thiên hoàng Hậu Đề Hồ cai trị đầu tiên ở Yoshino.

Giữa hai triều đình liên tục nổ ra những cuộc chiến nhằm duy trì và củng cố quyền lực, về sau Nam triều thất bại.

 

Nam–Bắc triều (Nhật Bản) – Wikipedia tiếng Việt

 

Thời kỳ Muromachi: đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII.

 

chế độ Mạc phủ Ashikaga bắt đầu bằng việc Ashikaga Takauji tước hiệu Chinh di Đại Tướng quân.

Với việc hai triều đình Bắc - Nam hợp nhất lại vào năm 1392, chế độ Mạc phủ này cuối cùng hoàn toàn được thừa nhận.

Võ sĩ Samurai vẫn tiếp tục làm xói mòn quyền lực của giai cấp quý tộc tại các thái ấp.

Chính quyền Mạc phủ bổ nhiệm một số người giữ chức thủ hộ như đã có từ thời cầm quyền của Mạc phủ Kamakura.

Tuy nhiên, những người này không phải là tùy tùng của nhà Ashikaga, họ hành động vì lợi ích của chính họ, phát triển thành các thủ lĩnh đại danh - thủ hộ của võ sĩ samurai địa phương với quyền hành riêng.

Uy quyền của chế độ Mạc phủ không ngừng bị giảm sút do ảnh hưởng bởi sự yếu kém của triều đình. Tuy vậy, các môn nghệ thuật như cắm hoa, trà đạo,... lại phát triển.

 

Những thành tựu nổi bật của Mạc phủ Kamakura - Nguyễn Triều Viễn Ý - Tìm hiểu Nhật ngữ - nguyentrieuvieny.com

 

Các bộ môn Kịch Nô, Kyogen ở giai đoạn cực thịnh. Nghệ thuật thư họa bằng cây cọ và mực Tàu, nghệ thuật tranh nhiều màu sắc rực rỡ theo trường phái Kano phát triển.

Kết thúc thời kỳ này là cuộc chiến tranh Onin. Sau đó chế độ Mạc phủ hầu như mất toàn bộ quyền kiểm soát, dẫn đến thời kỳ của các cuộc nội chiến.

Mặc dù vậy, thời kỳ này đã chứng kiến sự phát triển của nghề cá, khai thác mỏ, buôn bán,... Các thị trấn phát triển xung quanh các thành trì, đền chùa và hải cảng.

Thời kỳ Sengoku: kéo dài từ năm 1493 đến năm 1573.

 

Thời kỳ này là thời kỳ bất ổn định về chính chị xã hội và chiến sự.

Quyền lực dần dần chuyển từ trên xuống dưới: từ Chinh di Đại Tướng quân đến gia đình Hosokawa; gia đình Miyoshi và cuối cùng là gia đình Matsunaga.

Quyền lực của đại danh - thủ hộ tăng lên, thay thế tầng lớp quý tộc cũ kiểm soát các thái ấp. Họ cố thủ trong các khu vực của mình và tìm cách mở rộng quyền lực.

 

Lịch sử Nhật Bản thời kì chiến quốc (Sengoku period 1478-1605) | Nghiên Cứu Lịch Sử

 

Thời kỳ Azuchi-Momoyama: kéo dài từ năm 1573 đến năm 1603.

 

Đây là thời kỳ thống nhất đất nước. Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi là hai nhà quân sự lỗi lạc có công đầu.

Trong thời kỳ này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống và Ki-tô giáo. Việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu.

Đạo Ki-tô và việc buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ dưới thời Oda và vào đầu thời Toyotomi, nhưng cuối cùng Toyotomi nghi ngờ những tham vọng về đất đai của người châu Âu và đã ra lệnh trục xuất những người truyền giáo.

Mặc dù vậy, việc buôn bán vẫn tiếp tục. Trường phái hội họa Kano và trà đạo đạt tới giai đoạn hoàng kim. Sau khi Toyotomi Hideyoshi chết, quyền lực bị Tokugawa Ieyasu thâu tóm.

 

Thành Azuchi – Wikipedia tiếng Việt

 

5. Thời kỳ Cận thế

 

Thời Edo

 

Kéo dài từ 19603 đến 1868 gồm các thời kỳ:

 

Sơ kỳ Edo: kéo dài 1603 đến đầu thế kỷ 18.

 

Tokugawa Ieyasu đánh bại liên quân bốn mươi daimyo miền Tây tại Shekigahara và nắm chính quyền. Thành lập bộ luật hợp pháp cho các gia đình quý tộc, tạo điều kiện cho chế độ Mạc phủ kiểm soát triều đình và Thiên hoàng.

Hệ thống 4 đẳng cấp sĩ, nông, công, thương  được thừa nhận, cùng với việc hôn nhân giới hạn trong những người ở cùng một đẳng cấp.

Ở từng đẳng cấp, mối quan hệ chủ - tớ phong kiến được thiết lập. Chế độ Mạc phủ Tokugawa được cấu thành vững chắc từ hệ thống này và được biết tới dưới tên gọi Bakuhan.

Buôn bán và đạo Ki-tô một lần nữa lại phát triển thịnh vượng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, cũng như Hideyoshi, Mạc phủ Tokugawa ngày càng e ngại đạo Ki-tô và bắt đầu những biện pháp đàn áp với mức độ ngày càng tăng.

Tới thời kỳ của Mạc phủ Tokugawa thì đạo Ki-tô hoàn toàn bị cấm tại Nhật Bản. Những tín đồ Ki-tô giáo người Nhật Bản bị hành hình.

 

sử Nhật Bản thời kỳ

 

Trung kỳ Edo: Đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19.

 

Chế độ Mạc phủ gặp phải những khó khăn tài chính, samurai và nông dân rơi vào cảnh nghèo khó.

Đã có các nỗ lực nhằm cải cách chế độ Mạc phủ, nhưng do vẫn duy trì chính sách thả lỏng việc tư nhân kinh doanh nên tình trạng suy vong ngày càng nặng nề.

Nạn đói kém và thảm hoạ thiên nhiên, cộng thêm sưu cao thuế nặng, mà chế độ Shogun và Daimyo bắt người dân gánh vác đã biến những người nông dân và các tầng lớp dân thường khác thành nghèo khổ.

Trước tình cảnh đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ. Lĩnh vực văn hoá chứng kiến sự nở rộ cuối cùng của nền văn hoá Edo.

 

Hậu kỳ Edo: Đầu thế kỷ 19 đến 1868.

 

Chính sách Sakoku đã kéo dài hơn 200 năm cho đến ngày 8 tháng 7 năm 1853, khi Phó đề đốc Matthew Perry của Hải quân Hoa Kỳ cùng với 4 chiến hạm — Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna — vào vịnh Edo, Tokyo cũ, và phô diễn sức mạnh của các khẩu pháo hạm.

 Perry lịch sự đề nghị Nhật Bản mở cửa thương mại với phương Tây. Từ đây, những con tầu này được gọi là kurofune, Hắc thuyền.

"Hiệp định Hòa bình và Hữu nghị" thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong vòng 5 năm, Nhật Bản đã kí các hiệp định tương tự với các quốc gia phương Tây khác. Hiệp định Harris được ký với Hoa Kỳ ngày 29 tháng 7 năm 1858.

Giới trí thức Nhật Bản coi các hiệp định này là bất bình đẳng, do Nhật Bản đã bị ép buộc bằng sự đe dọa chiến tranh, và là dấu hiệu phương Tây muốn kéo Nhật Bản và chủ nghĩa đế quốc đang nắm lấy phần còn lại của lục địa châu Á.

 

6. Thời kỳ Cận đại

 

Thời kỳ Minh Trị

 

Kéo dài từ năm ngày 25 tháng 1 năm 1868 đến ngày 30 tháng 7 năm 1912, là thời kỳ tại vị của Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912).gồm:

 

Minh Trị Duy Tân.

 

thời kỳ này Nhật Bản đã nối lại quan hệ với các nước phương tây dẫn đến sự thay đổi lớn về Nhật Bản. Chinh di Đại Tướng quân phải từ bỏ quyền lực, và sau Chiến tranh Mậu Thìn năm 1868, quyền lực của Thiên hoàng được khôi phục.

Cuộc Minh Trị Duy Tân tiếp theo đó đã mở đầu cho nhiều đổi mới. Hệ thống phong kiến bị hủy bỏ và thay vào đó là nhiều thể chế phương Tây, quyền lự tập chung vào tay Thiên Hoàng.

Các đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị huỷ bỏ. Quân đội quốc gia và việc tuyển quân, chế độ thuế mới, hệ thống tiền tệ theo hệ thập phân, mạng lưới đường sắt, cùng các hệ thống thư tín, điện thoại, điện báo được thiết lập.

Công nghiệp hiện đại được khởi đầu với các nhà máy do nhà nước xây dựng và điều hành, sau này được chuyển sang sở hữu tư nhân. Việc cải cách gặp phải sự chống đối đáng kể nhưng đều bị dẹp yên.

Quan hệ buôn bán với Triều Tiên và Trung Quốc được thiết lập.

 

Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản là cuộc cách mạng tư sản?

 

Phong trào tự do dân quyền.

 Thời kỳ này thì đạo Phật và thần đạo được tách ra, thần đạo được lấy làm nền tưởng của hoàng gia.  Việc cấm Ki-tô giáo được huỷ bỏ.

Các trường học mới theo phong cách phương Tây được lập nên ở khắp nơi, không phân biệt đẳng cấp, tài sản hay giới tính.

Các lý tưởng về tự do, chủ nghĩa xã hội, bình đẳng cũng du nhập vào từ phương Tây và khá hưng thịnh trong một thời gian ngắn.

Nhu cầu ăn mặc và nhiều vấn đề khác trong đời sống hàng ngày chịu ảnh hưởng của phương Tây.

Hoạt động quân sự:thời kỳ này là thời kỳ chiến tranh bùng nổ, Nhật đi xâm chiến rất nhiều nơi như: chiếm vương quốc Lưu Cầu (1872-1879); chiếm Đài Loan (1895); chiếm một phần quần đảo Sakhalin (Nga) và bán đảo Liêu Đông (Trung Quốc) (1905); chiếm bán đảo Triều Tiên (1910); chiếm Sơn Đông (Trung Quốc) (1914).

 

Thời kỳ đại chính (1912-1926).

 

 Là thời kỳ Đại Chính Thiên hoàng trị vì. Trong chính sử thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ dân chủ Đại Chính, theo tên kỷ nguyên và chính sách của chính quyền ban hành nhằm nỗ lực cởi mở hơn với phương Tây.

Thời kỳ này chứng kiến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã thúc đẩy kinh tế và buôn bán của Nhật Bản phát triển.

Nhật Bản đồng thời cũng chiếm được đất đai ở Trung Hoa và Nam Thái Bình Dương, nhưng lại làm cho các quốc gia phương Tây ngờ vực. Nhật Bản đầu tư vốn vào Trung Hoa.

Trong chiến tranh, các cuộc thương lượng ngoại giao quốc tế được tiến hành để cố gắng duy trì sự cân bằng quyền lực. Ở Nhật Bản, các đảng phái chính trị trở nên mạnh hơn, ngoại trừ Đảng Cộng sản Nhật Bản bị khủng bố buộc phải rút vào hoạt động bí mật, các lý tưởng dân chủ chiếm ưu thế.

Sau cùng, dù sao, sự khủng hoảng của nền kinh tế hậu chiến trên thế giới đã ảnh hưởng bất lợi tới các nhà kinh doanh Nhật Bản, đồng thời trận Đại động đất Kanto dữ dội vào năm 1923 đã làm cho nên kinh tế thêm khó khăn. Tình trạng thất nghiệp, đồng lương sụt giảm và tranh chấp việc làm luôn xảy ra. Phong trào xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế.

 

Thời kỳ Đại Chính – Wikipedia tiếng Việt

 

7. Thời kỳ Hiện đại

 

Sơ kỳ chiêu hòa (1926 - 1945).

 

Thời kỳ này suy thoái kinh tế và ngoại giao rơi vào bế tắc.

Tháng 9 năm 1931, Nhật Bản tiến hành đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, và năm 1940, Đế quốc Nhật Bản đã xâm chiếm thêm các nước Đông Nam Á.

 

Hậu kỳ chiêu hòa (1945-1989).

 

Thời kỳ này Nhật Bản bị chiếm đóng lần đầu tiên trong lịch sử.

Vị trí tối cao của Thiên hoàng không còn khi chế độ quân chủ nghị viện được thiết lập và Hiến pháp hòa bình ra đời.

Tiến hành các cải cách dân chủ, xây dựng lại nền công nghiệp bị tàn phá. Hiệp ước San Francisco có hiệu lực.

 

Thời kỳ Heisei bắt dầu năm 1989.

 

Nhật Bản bước vào kỷ nguyên hậu hiện đại. Chiến tranh vùng Vịnh, hoạt động chính trị bị hỗn loạn.

Đây là thời kỳ ghi dấu bởi những giai đoạn trì trệ kinh tế và những bước hồi phục chậm chạp.

Nhật Bản bước vào thế kỷ XXI với những thay đổi vị thế trên trường quốc tế, nhấn mạnh hơn đến vị trí chính trị và quân sự, đặc biệt là việc đưa quân ra nước ngoài và thành lập Bộ quốc phòng thay cho Cục phòng vệ quốc gia vào ngày 9 tháng 1 năm 2007.

 

Tìm Hiểu Trước Khi Du Học] Nhật Bản Là Đất Nước Như Thế Nào? Nên Chọn Tokyo Hay Osaka? | Watera-Du Học Nhật Bản-

hỗ trợ trục tuyến

H0TLINE : 0907 915 617

Đăng ký nhận thông tin

Thông tin mới nhất chuyên về du lịch từ dennhatban.com sẽ chuyển tải đến hộp thư của bạn

Bản quyền của dennhatban.com 2014. Bảo lưu mọi quyền. Ghi rõ nguồn "dennhatban.com" khi sử dụng lại thông tin từ website này

Giấy phép lữ hành quốc tế số: 79517/TCDL - GP LHQT

0903.327.328