2024-12-05 09:31:37
Nhắc đến du lịch Nhật Bản, ngoài vẻ đẹp thiên nhiên, ẩm thực và con người, đất nước này còn được biết đến là cái nôi của nền văn hóa và các lễ hội truyền thống lâu đời. Để có một trải nghiệm đáng nhớ cũng như hiểu hơn về các lễ hội Nhật Bản, hãy dành ra ít phút để tham khảo ngay các lễ hội đặc trưng nhất định phải tham gia khi đến với xứ sở hoa anh đào vào Tháng 1, Tháng 2 và Tháng 3 hàng năm
Giống như Việt Nam, Trung Quốc hay một số quốc gia Châu Á khác, Nhật Bản trước kia cũng đón tết theo lịch âm, tuy nhiên từ sau khi Minh Trị Duy Tân năm 1873, Nhật Bản đã chính thức đón tết theo lịch Gregorian, lấy ngày đầu tiên của tháng Giêng Dương lịch là năm mới.
Ngày này, người Nhật thường làm Shimenawa, loại dây được tết từ sợi rơm của lúa gạo hoặc lúa mì, cành thông, một số họa tiết đính kèm và treo trước cửa nhà hoặc nơi thờ cúng để xua đuổi tà ma và đón vị thần may mắn. Tuy Tết Nguyên đán âm lịch không còn là một trong những lễ hội Nhật Bản nữa, nhưng vào dịp này, người dân vẫn duy trì một số hoạt động truyền thống như: thờ cúng tổ tiên và các vị thần, đi lễ chùa đầu năm (Hatsumoude), ngắm mặt trời đầu tiên mọc (Hatsuhinode), lì xì, chơi các trò chơi dân gian…
Lễ hội Oshougatsu (Chính Nguyệt) trong Tết cổ truyền vẫn luôn được người Nhật gìn giữ để chào đón vị thần năm mới Toshigamisama tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt. Trong ngày này, họ thường ăn một số món truyền thống như: bánh dầy Ozoni, Osechi Ryori, bánh Mochi Kagamimochi…
Lễ hội mừng năm mới Oshougatsu thường được chuẩn bị ở mỗi gia đình cũng như tổ chức tại hầu hết các đền, chùa ở Nhật Bản. Du khách tham gia Oshougatsu dịp đầu năm có thể mặc Kimono, trang phục lịch sự, kín đáo và ghé thăm các ngôi đền, chùa để cầu may mắn cũng như xin bùa bình an và rút quẻ cho một năm mới hanh thông, thuận lợi.
Chính vì nghỉ theo Tết lịch dương, nên từ ngày mùng 1 đến mùng 3, hầu như các cơ sở kinh doanh tại đây sẽ đều đóng cửa. Tham gia lễ hội Nhật Bản trong thời gian này, du khách có thể chuẩn bị trước một số đồ ăn mang theo để tránh trường hợp không tìm được quán ăn mở cửa
Xuất phát từ phố người Hoa, lễ hội này đã dần mở rộng và trở thành một trong những sự kiện quan trọng không thể bỏ lỡ tại Nagasaki.
Lễ hội được tổ chức quanh các khu phố mua sắm, công viên trung tâm và cây cầu hình cung cổ nhất Nhật Bản Megane. Thời điểm này, Nagasaki trở lên rực rỡ và sống động hơn bao giờ hết khi đường phố được trang trí bởi hơn 15.000 chiếc lồng đèn với đủ kiểu dáng. Lễ hội đèn lồng Nagasaki mang đến cho thành phố không chỉ ánh sáng rực rỡ mà còn những màn diễu hành, trình diễn âm nhạc ấn tượng như múa lân sư rồng, nhào lộn, múa đổi mặt nạ…
Nếu đi từ sân bay Nagasaki, du khách có thể mua vé xe buýt và đi thẳng tới bến Shinchi ở ngay trung tâm thành phố. Nếu lựa chọn tàu tốc hành, có thể đi đến ga Nagasaki, sau đó đi buýt hoặc taxi vào địa điểm tổ chức với quãng đường hơn 1km.
Thời điểm diễn ra lễ hội Nhật Bản vẫn đang trong tiết trời mùa đông, du khách nên lưu ý mặc ấm để có thể tham gia các hoạt động thưởng ngoạn ngoài trời.
Sapporo, thủ phủ của vùng Hokkaido nằm ở phía Bắc Nhật Bản, mùa đông tại đây mang đến cái lạnh “đích thực” với băng tuyết phủ khắp mọi nơi. Vì lẽ đó, vùng đất này rất nổi tiếng với các hoạt động như trượt tuyết, lướt ván tuyết hay điêu khắc từ băng.
Đây là sự kiện nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc và là một trong ba lễ hội mùa đông lớn nhất thế giới. Lễ hội bắt đầu từ năm 1950, khi học sinh địa phương xây tượng người tuyết tại công viên Odori. Lâu dần, các tác phẩm điêu khắc với kích thước khổng lồ được ra đời thu hút du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Lễ hội tuyết Sapporo được tổ chức tại 3 địa điểm với các triển lãm và hoạt động khác nhau như:
Công viên Odori
Khu vực chính sẽ triển lãm các tác phẩm điêu khắc khổng lồ từ băng với diện tích lên đến 400m cùng các hoạt động trượt băng, trượt tuyết, trượt ván và thưởng thức món ngon nóng hổi vùng Hokkaido.
Để đi đến đây, du khách sẽ mất 10 - 20 phút đi bộ từ ga JR Sapporo, đi theo lối ra phía tây dọc hầm đi bộ Sapporo Ekimae-dori và lên ở lối ra số 5.
Khu Tsudome
Địa điểm tổ chức lớn thứ hai của lễ hội tuyết Sapporo. Khu vực này phù hợp hơn với những người du lịch Nhật Bản cùng gia đình bởi hoạt động đa dạng dành cho mọi lứa tuổi. Nơi đây có các khu tiện ích, khu vui chơi dành cho trẻ em và nhà hàng đặc sản của Sapporo với những món ngon nóng hổi từ thịt cừu, Sapporo ramen, gà rán Zangi…
Từ JR Sapporo, du khách đi tuyến Toho và xuống tại ga Sakae, sẽ mất khoảng 10 phút đi bộ và lên ở lỗi ra số 2.
Khu Susukino
Địa điểm tổ chức thứ 3 gần công viên Odori, nổi tiếng với các quầy bar, khu vực uống rượu và đồ uống đặc sản địa phương. Đặc biệt, du khách có thể thoải mái leo lên các tác phẩm điêu khắc bằng băng cũng như “check-in” tại phố ánh sáng Illumination Street.
Du khách đi tuyến Namboki từ ga Sapporo đến ga Susukino, đi bộ lên theo lối ra số 3 là sẽ đến ngay khu vực tổ chức.
Tham gia lễ hội Nhật Bản vào mùa đông nói chung và lễ hội tuyết Sapporo nói riêng, du khách nên lưu ý chuẩn bị các trang phục ấm áp, mũ len, khăn và găng tay không thấm nước. Do tính chất lễ hội được tổ chức ngoài trời cũng như hoạt động chủ yếu bên cạnh băng tuyết, hãy giữ ấm cơ thể cho bản thân, gia đình để cùng nhau thưởng thức trọn vẹn lễ hội nhé.